หน้าเว็บ

วันอาทิตย์ที่ 19 มกราคม พ.ศ. 2563

Bí mật về cách sắp xếp đội hình hiệu quả khi đánh xếp hạng Auto Chess

Bàn cờ 8x8 quen thuộc của Auto Chess có thể hấp dẫn khiến bạn trở thành “con nghiện” đến từ nhiều lý do, trong đó có việc sắp xếp đội hình làm sao cho hiệu quả để dành chiến thắng. Việc đặt tướng nào lên trước, tướng nào xuống hàng sau đòi hỏi sự tư duy về chiến thuật một cách khéo léo, tài tình và sự am tường về đặc tính của từng họ, từng tướng.

Khi mới tiếp xúc Auto Chess, bạn có thể sắp xếp các vị tướng một cách “tùy hứng” nhưng với những game thủ lão làng, sự am hiểu sâu sắc khiến mỗi quân bài họ sắp xếp đều có mục đích rõ ràng nhằm tận dụng triệt để lợi thế của tướng đó cũng như khai thác được tối đa điểm yếu từ cách sắp xếp quân bài của đối phương. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những bí mật về cách sắp xếp đội hình của Auto Chess VN.
Nguyên tắc cơ bản về bàn cờ trong đội hình Auto Chess
Nguyên tắc cơ bản về bàn cờ trong đội hình Auto Chess
Những điều cần nắm rõ đối với newbie

-    Bàn cờ Auto Chess cũng được sắp xếp như bàn cờ vua, chính bởi vậy, bạn cần hiểu các quy tắc về tọa độ bàn cờ. Cột dọc tính từ ô màu trắng phía dưới cùng bên phải sẽ là số 1 và đánh lên 8 trong khi hàng ngang sẽ có thứ tự từ A đến H theo chiều từ trái qua phải. Quy ước về tọa độ sẽ giúp bạn dễ nắm bắt trò chơi này hơn thay vì mô tả theo kiểu tương đối.

-    Khu vực chiến đấu phụ thuộc vào tướng đánh xa hay gần, khi sắp xếp trên bàn cờ một khi các quân quây nhau lại sẽ tạo ra khu vực chiến đấu.

Những quy tắc chọn mục tiêu

-    Tướng nhắm vào quân địch gần nhất ở cạnh chúng

-    Nếu không có mục tiêu ở bên cạnh, các tướng cận chiến không phải là sát thủ sẽ di chuyển ngang hoặc chéo để tiếp cận mục tiêu, chúng không thể bay qua để tiếp cận hàng sau của đối phương. Các tướng sát thủ có thể nhảy ngang qua các quân cờ khác để nhảy đến quân cờ xa nhất của đối thủ mà nằm trong khu vực giao chiến khi bắt đầu vòng chiến đấu. Các tướng đánh xa sẽ tiến vào vị trí tấn công gần vị trí của kẻ thù nhất và khai hỏa.

-    Nếu có nhiều kẻ thù trong phạm vi tấn công tương đương, chúng sẽ tấn công quân cờ nào trong phạm vi gần nhất và sẽ tấn công các quân cờ trên cùng một hàng.

Quy tắc thiết lập đội hình

-    Các tướng ở các góc của đội hình thường chịu sự tấn công nhiều nhất do không có được sự bảo vệ từ xung quanh

-    Các tướng đánh xa nên đặt về một góc (trái hoặc phải) sẽ giảm thiểu rủi ro với các sát thủ.

3 quy tắc lập đội hình cơ bản

Đội hình hàng dọc

Nếu đội hình không đủ chiều sâu như đối thủ, bạn có thể nghĩ đến cách sắp xếp đội hình này nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng bởi tính sát thương tầm xa của đối thủ. Đội hình này giúp bạn tấn công theo hàng dọc tốt nhưng lại có thể ảnh hưởng đến sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các tướng.
Đội hình hàng dọc
Đội hình hàng dọc
Đội hình bo góc

Đặt tướng chủ đạo vào góc nhằm giữ an toàn cho nó cũng là một cách hay. Với đội hình này, các tướng có sức chống chịu tốt thường sẽ được sắp xếp ra ngoài để bảo kê, chịu trận với mục đích chính là để tướng cốt lõi có thể bung sức về sau. Tuy nhiên, nếu dính phải những hiệu ứng sát thương diện rộng thì đội hình này cũng không còn mấy hiệu quả nữa.

Đội hình hàng ngang

Đây là đội hình phù hợp nếu như bạn có những tướng cận chiến tốt. Đội hình này dàn trận từ giữa bàn sang 2 bên và gần như phong tỏa thành ranh giới 2 nửa bàn cờ. Nếu có những tướng có khả năng đánh xa, bạn có thể bố trí ngay phía sau nhằm mục đích trợ công cho hàng tuyến đầu.
Đội hình hàng ngang
Đội hình hàng ngang
Nhìn chung, đội hình thích hợp nhất đó là việc kết hợp linh hoạt giữa các đội hình cơ bản này, bạn cần phải hiểu đặc tính của từng tướng để có thể sắp xếp đội hình sao cho đạt hiệu quả cao. Chúc bạn thành công!